Mô hình kiến trúc bắt đầu được sản xuất phổ biến thường xuyên trên các tạp chí kiến trúc trong các buổi đầu của thế kỷ 20. Và nó thật sự bộc phát mạnh mẽ trong suốt thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, khi Mô hình kiến trúc là một trong số ít ỏi các ngành mà việc sử dụng cũng như sản xuất không bị kiểm soát và quy định quá khắt khe (do nhu cầu chiến tranh).
Mô hình kiến trúc mang nhãn hiệu Micromodels (Mô Hình Cực Nhỏ) được thiết kế và xuất bản tại Anh quốc từ năm 1941 và rất phổ biến với 100 mô hình khác nhau về kiến trúc, tàu, máy bay…
Việc tìm kiếm các mô hình kiến trúc trên mạng Internet chỉ tốn rất ít tiền hoặc miễn phí, chúng có thể được tải về (máy vi tính tại nhà), in ra từ các máy in phun rẻ tiền và nhờ vậy mô hình kiến trúc trở nên thông dụng trên toàn cầu. Việc làm mô hình tại nhà cũng cho phép ta phóng lớn hoặc thu nhỏ một cách dễ dàng (ví dụ như đưa 2 mô hình của 2 tác giả khác nhau, với tỉ lệ khác nhau về cùng 1 tỉ lệ chung) và trọng lượng (cũng như độ dày) của mô hình cũng phải được điều chỉnh cùng tỷ lệ cho phù hợp.
Ấn phẩm mẫu Mô hình kiến trúc (kit, Mẫu mô hình chưa hoàn chỉnh)có thể mua với giá rẻ và các mô hình gia kinh nghiệm thường tự tạo, sáng tác mô hình bằng cách vẽ tay hoặc gần đây với kỹ thuật máy vi tính, sử dụng phần mềm đồ hoạ 3 chiều như 3ds Max, Maya của hiệu Autodesk, sau đó chuyển các mô hình 3 chiều sang các dạng hình 2 chiều để có thể được in ra sau đó rồi cắt và lắp ráp. Nhờ vậy, mô hình rất đa dạng về mẫu mã. Xe cộ, máy bay, tàu vũ trụ (thật và giả tưởng), nhà cửa, thú vật rất thông thường và dễ tìm thấy.
Nhiều lúc ta thường gặp các “mô hình giấy cắt gần lìa” ở dưới dạng trang cắt sẵn của tập mô hình giấy, nhưng các mô hình gia kinh nghiệm khuyên nên cắt mô hình trên 1 thớt cắt cao su và dùng thước kim loại (loại dẹp, mỏng và có dán bần ở mặt dưới, giúp thước không bị trơn, tuột) để điều chỉnh đường dao cắt. Nếp gấp được tạo với dụng cụ cùn như phần lưỡi không cắt của dao (phần lưng dao), viết hết mực… Sau đó dán các chi tiết lại với nhau với một lớp keo mỏng polyvinyl acetate (với tên gọi thông dụng tại Việt Nam là keo trắng, keo sữa… PVA) và quét keo bằng cọ nhỏ, loại dùng sơn màu nước. Mô hình giấy thường được “sơn sẵn” do việc in mực màu. Khi mô hình được ráp xong, có thể trưng bày ngay mà không cần phải tô vẽ. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chỉnh sửa mô hình bằng cách sơn và thêm các chi tiết khác.
Để tránh mô hình bị oằn cong hoặc phai màu theo thời gian, mô hình gia có thể gia cố mô hình hoàn chỉnh bằng cách sơn phủ với 1 lớp sơn trong, loại mờ hay bóng. Để trợ lực cho các góc và các cạnh dài, họ thường sử dụng các mảnh gỗ vụn (loại nhẹ và dễ cắt như gỗ balsa, hay loại tương đương dễ tìm ở Việt Nam là loại gỗ vông hoặc gỗ thông).